Hố pit thang máy gia đình
– Hố pit thang máy hay còn được gọi là “hố giếng thang” là phần không gian trống dưới cùng của thang máy, tính từ đáy giếng thang đến mặt sàn của điểm dừng tầng đầu tiên để tạo không gian cho thang máy hoạt động.
Ảnh thực thế trong hố pit thang máy
– Hố Pít thang máy không chứa nhiều thiết bị điện tử quan trọng của thang máy nhưng cần thiết phải có những thành phần sau:
– Các lò xo giảm chấn cho cabin và đối trọng thang máy
– Đèn chiếu sáng
– Thang lên xuống dành cho kỹ thuật viên, phục vụ cho việc bảo trì, sửa chữa thang máy
– Cảm biến cảnh báo độ ẩm, ngập nước, báo cháy (nếu cần)
– Hố pit là một phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi công trình lắp đặt thang máy. Tại đây chứa các thiết bị như governor, giảm chấn…Nếu hố pit không được thi công đúng tiêu chuẩn sẽ gây ra những tình trạng nghiêm trọng như:
– Hư hỏng thiết bị và các linh kiện thang máy
– Giảm tuổi thọ của thang máy
– Không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và bảo trì
– Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành thang máy, không đảm bảo sự ổn định, trơn tru.
– Chính vì thế, việc xây dựng hố pit thang máy cần phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bản vẽ hố pit thang máy
Bản vẽ hố pit thang máy cũng có 2 loại thông dụng gồm bản vẽ mặt cắt dọc và bản vẽ mặt cắt ngang:
– Với bản vẽ mặt cắt dọc của hố pit: Cho thấy độ sâu của hố pit, vị trí chứa phần đáy cabin thang máy và thiết bị giới hạn hành trình, vị trí lắp 2 cọc giảm chấn của thang máy.
– Với bản vẽ mặt cắt ngang của hố pit: Cho thấy chiều rộng của hố pit và phần nền móng bê tông.
Mặt cắt ngang và mặt cắt dọc hố pit thang máy
Móng hố Pít thang máy sẽ được ép cọc cùng với móng nhà. Đây là quy trình thiết kế vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực và độ ổn định hoạt động của thang máy sau này. Từ bước ép cột cần phải chú ý 4 góc là 4 cột và cần được thi công với độ sâu cọc phù hợp.
Kết cấu hố pit thang máy
– Cấu tạo của hố pit thang máy bao gồm: bộ giảm chấn, đáy pit, tường pit, dây cáp, phanh…Chi tiết như sau:
– Đáy pit: Là phần đáy của hố thang máy, được làm bằng bê tông cốt thép để chịu lực và đảm bảo độ bền.
– Tường pit: Các bức tường xung quanh hố pit cũng thường được làm từ bê tông cốt thép; chịu lực tốt để chịu đựng áp lực từ đất xung quanh và trọng lượng của toàn bộ thang máy.
– Hệ thống thoát nước: Để đảm bảo hố pit không bị ngập nước, ở đáy hố pit cần được lắp đặt hệ thống thoát nước
– Giảm chấn: các bộ phận giảm chấn hoặc lò xo để giảm thiểu tác động khi cabin thang máy xuống đến tầng cuối cùng.
– Dây cáp và ống dẫn: Hố pit chứa các dây cáp điều khiển và ống dẫn, bao gồm dây điện và dây điều khiển.
– Hệ thống đèn sáng: hệ thống chiếu sáng để phục vụ việc bảo trì dễ thang máy.
– Cảm biến và thiết bị điều khiển: Một số dòng thang máy lựa chọn đặt các hệ thống cảm biến và thiết bị điều khiển ở hố pit để theo dõi và điều chỉnh hoạt động của thang máy.
Yêu cầu về chiều sâu hố pit thang máy
– Không có yêu cầu cụ thể nào về kích thước và chiều sâu của hố pit thang máy. Kích thước này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thang máy, kích thước – tốc độ thang máy và các yêu cầu kỹ thuật riêng của từng dự án.
– Chiều sâu tiêu chuẩn của các loại hố pit thông dụng để bạn tham khảo:
– Thang máy gia đình: Đối với các loại thang máy gia đình, chiều sâu hố pit thường nằm trong khoảng từ 0,25m đến 1,4m.
– Thang máy tải khách: chiều sâu hố pit thường cần từ 1,3m đến 1,5m.
– Thang máy tải hàng: chiều sâu hố pit thường từ 1,5m đến 2m.
– Ngoài ra, còn có một số yêu cầu kỹ thuật đặc biệt, như hệ thống giảm chấn tiên tiến hoặc yêu cầu an toàn, có thể đòi hỏi chiều sâu hố pit lớn hơn. Để xác định chính xác được chiều sâu hố pit thì chủ đầu tư cần tham khảo các quy định kỹ thuật của từng dòng thang máy.
Chống thấm hố pit thang máy
– Khi thi công hố pit phải tuân thủ đúng các bước từ việc lập lên thiết kế, xác định chính xác kích thước – chiều sâu cho đến việc đào hố, thi công cốt thép, chống thấm…Trong đó nhiều chủ đầu tư thường “xem nhẹ” bước chống thấm nhưng đây lại là quan trọng và khó thi công.
Chống thấm hố pit thang máy
– Chống thấm hố pit thang máy là bước quan trọng để bảo vệ hệ thống thang máy khỏi nước và độ ẩm. Có ba phương pháp chính, bao gồm:
– Màng chống thấm: tiến hành vệ sinh bề mặt bê tông, quét lớp Primer, trải và sấy màng chống thấm, sau đó cán lớp vữa bảo vệ và đổ bê tông để hoàn thành.
– Phun thẩm thấu: Sử dụng chất chống thấm lỏng, phun lên bề mặt hố pit để tạo lớp chắn chống nước.
– Sika: đây là vật liệu chống thấm chuyên dụng, chống thấm nước hiệu quả.
– Việc chống thấm hố pit cần được thực hiện ngay từ đầu khi xây dựng hố pit, tránh tình trạng ngấm nước và hệ thống máy móc. Khi hệ thống thang máy đã được lắp đặt và công trình hoàn thiện thì việc xử lý chống thấm sẽ phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều.
Kích thước hố pit thang máy tiêu chuẩn
– Chiều sâu hố PIT 0,3m → 0,5m cho thang máy tốc độ 0,5 mét/giây (30 mét/phút)
– Chiều sâu hố PIT 0,6m → 0,8m cho thang máy tốc độ 0,75 mét/giây (45 mét/phút)
– Chiều sâu hố PIT 0,9m → 1,4m cho thang máy tốc độ 1 mét/giây (60 mét/phút)
– Chiều sâu hố PIT > 1,5m cho thang máy tốc độ 1,5 mét/giây (90 mét/phút)
Lưu ý:
– Kích thước hố pit thang máy gia đình được điều chỉnh tùy theo chiều dài và chiều rộng của giếng thang.
– Thang máy di chuyển với tốc độ càng nhanh thì hố pít càng sâu và ngược lại.
– Độ sâu cọc giảm chấn thang máy là 80mm nên gia chủ cần đổ bê tông từ 150mm đến 300mm tại mặt đáy hố pít để phòng ngừa khoan thủng, ngấm nước.
– Thiết bị ở đáy cabin sẽ nằm gọn trong hố pit khi thang máy dừng ở tầng thấp nhất.
– Độ sâu hố pít thang máy gia đình cần đạt tối thiểu 600mm để phòng trường hợp thang máy đi quá giới hạn hành trình định sẵn
THANG MÁY IVINA là đơn vị Tư vấn – Thiết kế – Cung cấp – Lắp đặt – Đấu thầu Thang máy gia đình đối trọng hông hoặc hông 1000kg hàng đầu Việt Nam. Quý khách hàng cần tư vấn về bản vẽ xây dựng, báo giá và catalog. Xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi (vào bất kể thời gian nào) chúng tôi cũng sẽ tận tình tư vấn miễn phí!….
Nội thất IVINA: Miễn phí thiết kế bản vẽ
Hotline: 0961623229
Website: thangmayivina.com